Chương 11: C11: Hứa qua 11

Dưới Vẻ Bề Ngoài

Đăng vào: 4 tháng trước

.

Đường đi cạnh xưởng lọc dầu rất hẹp, đa số xe chạy giờ này đều là rời khỏi nơi đây, chỉ có chiếc xe đằng sau là chạy ngược lại.

Tay đặt trên cửa sổ xe, ánh mắt nhìn lửa cao ngập trời, Hứa Qua còn nghe thấy tiếng súng nổ đâu đây. Tiếng súng đoàng đoàng khiến Hứa Qua sợ co người lại.

“Amanda.”

Sau tiếng Amanda thứ hai, Hứa Qua quay đầu lại.

Amanda là tên của Hứa Qua ở đây. Người Amernia thích đặt tên con gái là Amanda, vì Amanda ở Tây Âu nghĩa là “cô gái của biển Baltic”, còn Amanda trong tiếng Latin nghĩa là “tình yêu vô giá.”

Bởi vì cả hai ý nghĩa trên, năm đầu tiên Hứa Qua đến đây, cô được đổi tên là Amanda. Ở nơi này tất cả mọi người đều gọi cô là Amanda.

“Amanda, cháu đừng lo lắng. Ta dự cảm anh cháu nhất định sẽ bình an, không có chuyện gì.” Người đàn ông ngồi cùng Hứa Qua ở ghế sau cất giọng ôn hoà.

Đây chính là người được bọn nhỏ vô cùng yêu quý, một người Mỹ kinh doanh bất động sản, mấy năm trước đã đến Jerusalem để đầu tư. Mỗi năm ông đều trích ra một khoản tiền để mua sắm đồ chơi sách vở cho lũ trẻ, nên bọn nhỏ vô cùng thân thiết dùng tên nhân vật hoạt hình kinh điển để gọi ông, bác Tom.

Bác Tom đến từ Mỹ này có họ là Nash, họ của một gia tộc lớn ở Mỹ. Ông Nash đã từng đến trường của Hứa Qua vài lần, có một lần còn chơi trò chơi với Hứa Qua, chỉ là cô không nghĩ ông ấy vẫn còn nhớ mình.

Ông Nash là bạn thân của người chủ xưởng lọc dầu. Lúc ông Nash biết xưởng lọc dầu xảy ra chuyện, ông liền vội vàng lái xe đến đây. Nhưng điều khiến Hứa Qua thắc mắc chính là trên mặt ông Nash không hề có chút lo lắng, sốt ruột gì cả.

“Ông Nash, ông không lo cho bạn mình sao?”

Ông đưa chiếc bình nước giữ nhiệt mới mua ở siêu thị đến trước mặt Hứa Qua, không trả lời câu hỏi của cô mà nói: “Uống nước đi, cháu chạy quãng đường dài như vậy hẳn giờ đã khát rồi.”

Ông ấy nói không sai, cô đã khát nước đến mức giọng nói giờ đã khàn khàn rồi.

Cô nhận lấy bình nước, mở nắp bình rồi hơi dừng lại nghĩ nghĩ, sau đó lại nhìn ông ấy: “Ông Nash, ông vừa nói ông dự cảm thấy anh… anh cháu sẽ không gặp chuyện gì, dự cảm của ông có đúng không?”

“Amanda, cháu thật đáng yêu.” Ông Nash mỉm cười: “Đúng vậy, dự cảm của bác luôn đang tin cậy, hơn nữa bác còn kiếm lời từ dự cảm của mình đấy.”

Ở đây, người đàn ông đến từ gia tộc Nash ở Mỹ vẫn luôn được mọi người ca ngợi là tài giỏi và tự tin. Người như ông ấy sẽ không nói hươu nói vượn đâu nhỉ?

Hứa Qua có một người bạn cùng lớp đã được mời đến làm khách ở nhà ông Nash. Bạn ấy kể trong nhà ông Nash có rất nhiều rất nhiều huân chương và huy hiệu. Đó là một trong số ít người bạn Hứa Qua chơi với ở trường. Điều đáng buồn là không lâu sau khi chơi với nhau, bạn ấy không đến trường trong một thời gian rất dài. Đến lúc Hứa Qua đi qua nhà bạn học đó mới biết được bạn ấy đã biến mất không trở về nhà sau một lần đi chơi trên đường.

Ở Jerusalem, chuyện như vậy không hề ít, cục cảnh sát có cả một nơi to như kho hàng, chất đầy tài liệu về trẻ em mất tích.

Trong lúc ngẩn ngơ suy nghĩ, Hứa Qua phát hiện cô đã uống được nửa bình nước. Hơn nữa, vừa rồi uống hơi vội nên cổ áo cô bị dính ướt. Nhất định bộ dạng cô uống nước vừa rồi rất xấu xí. Lúc Hứa Qua quay sang nhìn ông Nash, ông ấy đang cười với cô. Cô nắm chặt lấy bình nước, đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ.

Sau một lúc, bầu trời ngoài cửa sổ đã hoàn toàn tối đen. Qua cửa sổ xe, tầm mắt Hứa Qua trở nên nhập nhoạng. Màu đỏ rực rỡ của ánh lửa trước đây không lâu lùi về xa hơn. Thật vô lý, lẽ ra nó càng phải lan gần đến chỗ cô chứ. Hứa Qua mở to mắt, rồi lấy tay xoa xoa mắt mình.

Thật sự là ánh lửa ngày càng lùi về đằng xa, Hứa Qua nghĩ chắc tại mình hít vào nhiều khói quá nên bị ảo giác, cô quay lại nhìn bác Tom để chứng thực.

Khi cô quay đầu lại, nụ cười trên môi ông Nash vẫn còn đó. Không biết có phải do cái tối trong xe không mà nụ cười của ông trở nên cực kỳ quái lạ, đến mức Hứa Qua vươn tay muốn chạm vào một chút. Cô duỗi các ngón tay chậm rãi hướng đến cái nụ cười quái gở kia.

“Amanda, cháu làm sao vậy?” Cái thanh âm ấy tựa như phiêu du trong không trung.

Tay cô giống như không thể chạm được vào nụ cười kia, còn cơ thể thì như bị nhấc lên, rồi một bàn tay chạm vào cơ thể. Cứ như vậy cơ thể Hứa Qua dần xa cửa sổ xe, trôi dạt đến hướng khác.

Nơi chạm được vào điểm tựa đầu tiên là cái gáy. Cái gáy va chạm mạnh xuống một chỗ mềm như bông, còn mặt cô hướng về phía cửa kính. Từ cửa kính phản chiếu hình bóng của những nhánh cây vươn lên như giương nanh múa vuốt, rồi những vạt cây lớn hơn xuất hiện.

Trong nháy mắt, những cành cây lớn biến thành đêm tối, dưới không gian rậm rạp tựa như vô cùng ấy, cô cảm giác mình như đang trôi lềnh bềnh trên mặt biển. Rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra vậy?

Hứa Qua vắt não suy nghĩ nhưng cuối cùng cô chỉ đoán: Có phải khói từ xưởng lọc dầu có vấn đề?

Những đứa trẻ ở khu thành cổ thường ra vẻ thần bí truyền tai nhau: Nước hàng xóm Iran bí mật nghiên cứu chế tạo ra một loại thuốc độc có thể phát tán vào không khí trong một phạm vi lớn. Một khi bọn họ phát tán chúng vào không khí, chất này rất nhanh sẽ ngấm vào cơ thể, khiến người ta hôn mê bất tỉnh trong nháy mắt. Có người thì hôn mê vĩnh viễn không bao giờ tỉnh lại. Còn những người tỉnh lại phần lớn sẽ trở nên ngu ngốc, thiểu năng trí tuệ. Trông bọn trẻ khi chúng nói ra những lời này đầy vẻ sợ hãi.

Cô mang theo ý nghĩ như vậy mà mơ màng, cơ thể vẫn không ngừng chìm xuống, chìm xuống….

Quanh cô là một mảng hỗn độn, cô không cảm giác được cái gì, không thể nhớ được ai, cũng không nhận biết được mọi chuyện vừa xảy ra. Cô chậm rãi nhắm mắt lại, yên tĩnh nằm lặng dưới biển sâu.

Chợt một trận đau đớn đánh úp tới, cơ thể tựa như tách rời khỏi với linh hồn, có cái gì đó nặng nề như ngọn núi đè lấy cơ thể cô. Phía dưới cơ thể như bị tàn phá một cách đau đớn. Cơ thể cô run bần bật, nhưng không có gì che chở, tựa như một đứa trẻ sơ sinh bị vứt bỏ giữa rừng núi.

Trong cơ thể nhỏ bé của cô càng ngày càng đau đớn, theo phản xạ và bản năng, cô muốn trốn tránh sự tra tấn này nhưng dùng bao nhiêu sức cũng không thể thoát được. Cô phải mở to mắt tìm xem chỗ nào bị đau.

“Hứa Qua, đừng mở mắt.”

Âm thanh ấy như phát ra từ trong thân thể cô, từ phần linh hồn đã tách rời. Linh hồn ấy có hình dáng nhỏ bé y hệt như cô, nó đang bay lơ lửng trên không trung, hét lên.

Âm thanh ấy khiến lòng cô đau đớn vô cùng, đau đớn hơn sự tra tấn về thể xác kia.

“Hứa Qua, nghe lời, nhắm mắt lại.” Âm thanh ấy nhẹ nhàng, mềm mại như tiếng của mẹ, tựa như giọng mẹ vẫn hay nói với cô khi cô mới chỉ là bào thai.

Hứa Qua làm theo lời nói, ngoan ngoãn nhắm mắt lại.

Khi cô một lần nữa mở to mắt, trước mặt cô vẫn như cũ là những nhánh cây lớn vươn thẳng lên cao. Ánh sáng hắt trên lá cây có chút nhoè đi. Nếu không phải tay cô chạm vào những chiếc lá cây đã rụng, Hứa Qua còn tưởng mình đang ở trên ghế sau của xe ông Nash.

Có phải bác Tom biết cô hít phải chất độc đó, sợ bị lây từ cô nên ném cô vào rừng?

Từ xa truyền đến tiếng ô tô chạy, cùng với ánh sáng từ đèn pha giúp Hứa Qua đoán được đây hẳn là ở chỗ rừng rậm gần quốc lộ.

Tay cô lại lần nữa sờ s0ạng quanh mình, chỗ nào chạm vào cũng mềm như bông. Hứa Qua nghĩ, lẽ nào nơi này chính là khu rừng mà lũ trẻ ở khu thành cổ luôn kiêng kị. Chính là khu rừng rậm mà mọi người miêu tả là không có một ngọn cỏ, nơi nơi đều là cát.

Khi mùa đông đến, gió thổi những hạt cát thành những từng đụn như mộ lớn mộ nhỏ trên núi. Bao nhiêu trận mưa rửa trôi, khi mùa xuân đến, người ta mới đi qua rừng và phát hiện mưa đã cuốn cát đi, lộ ra thi thể người chết. Sau đó quân đội bắt đầu công việc dọn dẹp, dù có bao nhiêu người chết, chết vì nguyên nhân gì, tên họ ra sao, đều chẳng có ai hiếu kỳ.

Lúc trước Hứa Qua chỉ nghe loáng thoáng câu chuyện đồn về khu rừng mà sợ hãi, gặp ác mộng mấy đêm liền. Nhưng lúc này, cô chẳng sợ hãi chút nào. Hứa Qua đoán được sự dũng cảm ấy từ đâu ra, đó chính là vì cô đang muốn chết.

Điều khiến Hứa Qua muốn chết chính là vì cô phát hiện ra chỗ đau đớn trên cơ thể, đau đến mức tựa như giây tiếp theo đây cô sẽ chết ngay. Nhưng giây tiếp theo đôi mắt cô vẫn mở trừng trừng. Chiếc áo bông Ả rập trên người khiến cô không thoải mái.

Chiếc áo bông hoa cô đang mặc khiến dì Mai tốn không ít tiền. Chiếc áo dùng chất liệu vải cao cấp, rất ấm nhưng cũng rất nhẹ. Vậy nhưng lúc này Hứa Qua cảm thấy chiếc áo bông đó không khác gì thùng nước vừa dính vừa bó chặt lấy cơ thể.

Cô gian nan cử động đôi tay, từ vùng bụng dưới truyền đến từng đợt đau đớn. Đầu ngón tay cô đau đớn chạm vào chiếc áo bông đã sũng nước.

Lại có tiếng xe chạy qua, ánh sáng đèn pha yếu ớt chiếu vào rừng cây. Ngón tay Hứa Qua giơ ra trước mắt, theo ánh đèn chiếu vào, cô thấy ngón tay dính đầy chất lỏng đậm màu.

Là máu.

Cô thật sự sắp chết rồi. Cô không muốn thi thể của mình đến mùa xuân mới được phát hiện. Điều này khiến Hứa Qua vô cùng đau khổ. Cô còn chưa lớn mà, còn chưa được bôi son, còn chưa được đi giày cao gót, chưa được hôn con trai.

Sau một lúc đau khổ, Hứa Qua cũng nhớ ra được vài chuyện.

Thứ nhất: Chỗ tiền tiêu vặt cô cực khổ giấu giếm không biết sau này có ai phát hiện ra không. Cô để dành nó để mua vé lên kinh khí cầu. Hứa Qua muốn một ngày nào đó khi nơi này sẽ nổ ra chiến tranh, cô sẽ đưa cả nhà lên kinh khí cầu rời đi.

Nếu chuyện đó không xảy ra, nhất định cô sẽ để ở một chỗ dễ tìm. Chỗ tiền đó ít nhất cũng phải 574 shekel, cô muốn tặng nó cho Alison. Alison đáng thương đến giờ còn không có một chiếc áo bông Ả rập, cô ấy luôn mặc lại những chiếc áo bông cũ không dùng nữa. Chỗ tiền đó hẳn sẽ mua được cả kiện áo bông nhỉ?

Thứ hai….

Nghĩ đến điều thứ hai khiến Hứa Qua rất khó chịu trong lòng.

Điều thứ hai: Cô chưa từng nói với dì Mai, thực ra trong lòng tiểu Qua đã sớm coi dì Mai là mẹ. Bởi vì sợ mẹ mình buồn, Hứa Qua vẫn chưa bao giờ nói điều này ra. Cô chưa từng có cơ hội, và sẽ không thể có cơ hội nữa rồi.

Thứ ba: Nói thật với ba rằng… Rằng cô đã đổ tiêu xay nhuyễn vào trong tẩu của ba, khiến ông sặc đến cay mắt, khiến cả tuần sau đấy cổ họng ông đều đau. Tất cả đều do cô.

Lúc trước, Hứa Qua không biết trò đùa dai của mình sẽ biến thành như vậy. Nếu biết trước, nhất định cô sẽ không làm. Tuy ba nhiều lúc hay trọng nam khinh nữ nhưng cô vẫn vô cùng yêu ông. Tựa như lúc nãy cô mới nguyền rủa ông, ngay sau đó cô đã đổi ý, cô luôn hy vọng cha sống thật tốt.

Điều thứ tư là….

Cơ thể cô càng lúc càng lạnh, lạnh đến mức cô không còn sức mở to mắt, chắc cái chết sắp đến rồi.

Cô chậm rãi nhắm mắt lại. Còn một giây nữa —

Điều thứ tư: Cô không có thừa dịp lúc người ấy ngủ mà trộm hôn môi anh.

Hứa Qua có một tật xấu, chính là nếu thích cái gì thì phải giành trước bằng được. Ăn sô cô la cũng phải là cô ăn trước, uống nước cũng phải là cô uống trước, xếp hạng điểm số cũng phải là đứng nhất, nếu đứng thứ hai nhất định cô sẽ tức anh ách.

Cho nên, cô muốn bờ môi của anh thuộc về cô đầu tiên.

Mất mẹ từ nhỏ khiến cô thiếu nữ nhỏ có một niềm tin không thể lung lay: Hôn môi giữa nam và nữ là nhịp cầu duy nhất nối liền hai trái tim. Cô thích anh, cũng không biết từ lúc nào mà thích anh đến vậy, trong lòng luôn nhớ mãi không quên.

Ăn miếng sô cô la đầu tiên, miếng sô cô la là của cô. Cô hôn anh một cái, anh cũng sẽ là của cô, mãi mãi là như vậy.Cho dù cô biết nhất định về sau anh sẽ thân thiết với một cô gái khác.

Tuy rằng cô đã rất nhiều lần lẻn vào phòng anh, nhưng thời điểm đem bốn cánh môi dán sát, cô vẫn không dám. Cô thừa nhận rất nhiều lúc cô vô cùng nhát gan, nhưng mọi thứ đều có nguyên nhân mà.

Hứa Qua nghĩ đi nghĩ lại, chờ cô lớn hơn một chút, chắc chắn lá gan cô cũng trưởng thành hơn, to hơn, giống như sức lực của cô vậy.

Chỉ là hiện tại cô không thể lớn nữa rồi, từ khoé mắt cô chảy xuống một giọt nước mắt.

Bóng tối lại lần nữa bao phủ, Hứa Qua tin lần này nhất định cô sẽ chết, không biết mọi người có nhớ cô không? Giọt nước mắt thứ hai rơi xuống, cô có chút luyến tiếc, không biết có phải vì thế mà cô nghe thấy tiếng của anh.

Âm thanh của anh xuyên qua rừng cây rậm rạp rơi vào tai cô.

“Hứa Qua!”

– –

VV: Huhu tui vừa đọc vừa khóc thương tiểu Qua quá T.T