Chương 869

Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn

Đăng vào: 10 tháng trước

.

Châu thủy tinh lớn bằng quả óc chó cũng là màu tím.  

 

Đại Khang chưa từng có thứ này.  

 

 

Được Hàn Phong chấp thuận, tin tức thương hội Kim Xuyên xuất hiện Thủy Ngọc tuyệt thế nhanh chóng lan ra ngoài.  

 

 

Thành Biện Kinh không lớn không nhỏ.  

 

 

Hôm Lạc Lan trưng bày hàng hóa, đa số các quốc công và các thương nhân giàu có tin tức nhanh nhạy đã nhận được tin.  

 

 

Advertisement

Đến ngày thứ ba, ngay cả người dân cũng đã biết.  

 

 

Khắp nơi từ quán rượu, quán cơm đều là người dân thảo luận Thủy Ngọc.  

 

 

Cuối cùng ngay cả hoàng đế Trần Cát cũng nghe đến tin này.  

 

 

Trần Cát rất thích thư pháp, hội họa và đồ cổ, sau khi lên ngôi, ông ta thành lập một bộ phận tên là “Ứng Phụng Cục” để chuyên thu thập các bảo vật như đá quý, đồ cổ từ khắp nơi trong nước, vận chuyển chúng về kinh thành, xây dựng khu vườn hoàng gia.  

 

Advertisement

 

Vận tải đường thủy của Đại Khang bao gồm mười tàu, đoàn tàu vận chuyển những bảo vật này được gọi là “Hoa Thạch Cương”.  

 

 

Bất cứ nơi nào đoàn tàu Hoa Thạch Cương đi qua, người dân không những phải tự mang lương thực sợi khô đem tặng mà còn gặp phải một số cây cầu thấp, nếu đoàn tàu không đi qua được thì cầu sẽ bị phá bỏ.  

 

 

Người dân Giang Nam không ít lần bị Hoa Thạch Cương gây tổn thất.  

 

 

Cho dù bây giờ quốc khố đã rỗng, Ứng Phụng Cục cũng không bị hủy bỏ, chỉ thu tay lại hơn trước thôi.  

 

 

Trần Cát thích đồ cổ như thế, trong kinh thành xuất hiện Thủy Ngọc tinh xảo thì dĩ nhiên ông ta sẽ đến góp vui.  

 

 

Cũng may Trần Cát luôn coi mình là một người nho nhã văn minh, để thể hiện tình cảm với mọi người dân, ông ta cũng không gióng trống khua chiêng gì nhiều, chỉ lén đến chỗ gần đó, tìm một quán rượu nghỉ ngơi, sau đó phái người đến thông báo cho Lạc Lan.  

 

 

Lạc Lan vội dẫn người đến quán rượu đón.  

 

 

“Nô tỳ Lạc Lan bái kiến bệ hạ, ngô hoàng vạn tuế”.  

 

 

Trong phòng riêng của quán rượu, Lạc Lan cung kính dập đầu.  

 

 

“Đứng lên đi, nghe nói hôm nay phòng đấu giá của các cô sẽ đấu giá Thủy Ngọc, trẫm đến xem cho vui, không cần đa lễ”.  

 

 

Hôm nay tâm trạng của Trần Cát rất tốt nên cách nói chuyện cũng dễ gần hơn: “Nghe nói cô và Vũ Dương quen biết nhau, cứ coi trẫm là cha của một người bạn bình thường là được”.  

 

 

“Nô tỳ không dám”.  

 

 

Lạc Lan cúi đầu giơ một chiếc hộp lên: “Tiên sinh nói Đại Khang xuất hiện bảo châu là dấu hiệu cho thấy sự thịnh vượng và cát tường của bệ hạ, ngài ấy có dặn mô tỳ nhất định phải tiến cống cho bệ hạ một viên lớn nhất, chỉ là năng lực của nô tỳ có hạn, còn chưa có thời gian vào cung, xin bệ hạ thứ tội”.   

 

 

“Ha ha ha, cô nương nói hay lắm”.  

 

 

Trần Cát vui vẻ bật cười, phất tay bảo Đại thái giám nhận lấy hộp.  

 

 

Đại thái giám kiểm tra qua một lượt, chắc chắn cái hộp không cơ quan gì đó, sau đó mới đưa cho Trần Cát.  

 

 

Trong hộp là một viên châu thủy tinh màu tím lớn hơn quả óc chó, trong suốt xuyên thấu, bóng mịn, mắt Trần Cát sáng lên.  

 

 

So với viên châu này, lô Thủy Ngọc mà sứ giả Đông Doanh tiến công không đáng nhắc đến.  

 

 

“Nói đi, Nam tước Thanh Thủy muốn khen thưởng cái gì?”  

 

 

Trần Cát nghịch châu thủy tinh, cực kỳ vui vẻ.  

 

 

Hoàng đế đến bất ngờ nên Kim Phi không nhắc đến chuyện này, Lạc Lan dâng viên châu thủy tinh lớn nhất cho hoàng đế đã là tự mình quyết định, bây giờ nào dám nói bậy?   

 

 

Cô ấy cúi đầu nói: “Tiên sinh nói ngài ấy không cầu gì cả, chỉ mong thánh thể bình an, bảo vệ xã tắc Đại Khang vạn năm hưng thịnh”.  

 

 

“Nam tước Thanh Thủy thật có lòng”.  

 

 

Trần Cát càng vui vẻ hơn, đứng dậy nói: “Đi thôi, đến chỗ đấu giá xem thử”.  

 

 

Đến trước cổng chỗ đấu giá, nhìn đám người chen chúc nhau, Trần Cát hỏi: “Chỗ các cô có cửa sau không?”  

 

 

“Có, mời bệ hạ đi theo ta”.  

 

 

Lạc Lan vội dẫn Trần Cát đi vào con hẻm.