Chương 2307

Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn

Đăng vào: 10 tháng trước

.

Vèo vèo vèol…

Theo một tiếng gào thét, vô số gạch đá đập xuống dải núi ấy như những giọt nước mưal

Người dân và binh phủ vừa mới trèo qua ngọn núi ấy đã bị gạch đá đập chết, trên ngọn núi tuôn ra một đống máu thịt.

Nhưng quân địch thật sự rất nhiều, hơn nữa giữa những đợt tấn công của máy bắn đá luôn luôn có khoảng trống.

Khi các binh lính nữ nạp đạn cho máy bắn đá, lấp đây khoảng trống giữa các lần bắt ra, vô số quân địch đã vượt qua núi xác, tiếp tục lao về phía tường thành.

Những tảng đá do máy bắn đá bắn ra ngoài theo đường parabol, điểm rơi của viên đá là cố định, muốn điều chỉnh góc độ bắn thì hơi phiền phức.

Một khi quân địch xông qua dãy núi xác, chẳng khác nào trốn thoát khỏi phạm vi tấn công của máy bắn đá.

Vị trí quan trọng tiếp theo chính là tường thành.

Mặc dù số lượng người dân của liên quân Tấn Man không nhiều bằng bên Đông Man, nhưng tường thành phía nam rất thấp, núi xác cũng chất lên với độ cao xấp xỉ tường thành.

Người dân bị đói đến mức đỏ mắt leo lên núi xác như ác quỷ trong địa ngục.

Các binh lính nữ ghé mũi tên xuống lỗ châu mai mà bắn.

Trận chiến kéo dài liên tục từ giữa trưa cho tới chạng vạng tối, binh phủ xen lẫn giữa người dân phát hiện thật sự không thể chiếm được tường thành thì bắt đầu nghĩ đến việc rút lui.

Bọn họ còn có một ít lương thực, không nhất định phải bán mạng giống như đám người dân muốn tìm chết này.

Sau đó, Phùng Thế Tài đang giám sát phát hiện cuộc tấn công đang dần chậm lại, sợ sẽ hình thành cuộc tháo chạy quy mô lớn, nhanh chóng ra lệnh cho quân rút lui.

Sau khi rút quân, Phùng Thế Tài quyết định cho binh phủ nếm một chút đau khổ, nên hạ lệnh phát cho từng người dân mỗi người một phần lương thực phụ dự trữ là bánh ngô, cắt khẩu phần ăn của những binh phủ tấn công vào thành như một hình phạt.

Đêm đó cũng không tiếp tục tấn công nữa.

Sau khi những người dân sắp chết đói nhận được bánh ngô đều vui vẻ ăn ngấu nghiến, biết ban đêm không cần phải tấn công vào thành nữa thì càng biết ơn Phùng Thế Tài.

Mặc dù trước đó binh phủ đều có đồ ăn, những khẩu phần ăn cũng chỉ đảm bảo cho bọn họ không bị chết đói mà thôi, hôm nay chiến đấu một ngày từ sáng đến tối, rất nhiều người đều bị đói đến mức lồng ngực dán vào lưng, vốn tưởng rằng sau khi trở về có thể được ăn no, kết quả là ngay cả cơm tối cũng không có.

Binh phủ cũng không phải là người dân, bị đói cũng chỉ có thể chịu đựng.

Rất nhiều binh phủ lần lượt bị phạt biết không có cơm ăn, lúc đó đã kêu gào ầm ï và đứng lên phản đối.

Phùng Thế Tài cũng là một lão tướng đã đi theo Tấn vương nhiều năm, khi quyết định cắt khẩu phần ăn của binh phủ tấn công thành thì đã đoán được tiếp theo đó bọn họ sẽ phản ứng như thế nào nên đã sớm có sự chuẩn bị.

Mấy phủ binh dẫn đầu kêu gào ầm ï còn chưa kịp tổ chức đủ nhân lực đã trực tiếp bị kéo ra ngoài chém đầu.

Tất cả những binh phủ còn lại đều thành thật.

Chịu đói suốt một đêm, ngày mai lúc tấn công, để cho người dân xông lên phía trước là được rồi…

Ở đây có áp bức thì ở đó có đấu tranh.

Chiến đấu nhiều ngày như vậy, các bộ lạc của Đông Man có vô số người chết, nhưng vẫn không đánh chiếm được thành Du Quan, nhiều bộ lạc rất không vừa lòng với vua Đông Man, thậm chí có bộ lạc bắt đầu âm thầm lên kế hoạch trốn thoát.

Vua Đông Man cũng lo lắng nếu tiếp tục ép buộc các bộ lạc như vậy, thật sự sẽ có người chạy trốn hoặc là nổi loạn làm phản, từ hai ngày trước đã đang cân nhắc có nên trì hoãn cuộc tấn công này một chút hay không, để cho các bộ lạc nghỉ ngơi lấy sức.

Nhưng vua Đông Man lại sợ nếu nghỉ ngơi thì sẽ không thể tiếp tục được nữa.

Cho nên mấy ngày này vẫn luôn do dự không biết nên lựa chọn như thế nào.